Lưu ý những kiêng kị trong không gian nhà ở

Không gian nhà ở

Không gian nhà ở là gì?

Không gian nhà ở đó chính là khu vực bên trong của một căn nhà hoàn chỉnh, nơi mà các thành viên trong gia đình có thể sinh hoạt chung, nơi nghỉ ngơi…

1. Không gian nhà ở bao gồm: Bao gồm phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh, nhà tắm, phòng ăn, phòng làm việc.

2. Không gian riêng tư: Các khu vực như phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng ngủ. Nó chính là nơi cung cấp sự riêng của mỗi cá nhân trong gia đình.

3. Không gian chung: Phòng khách, phòng an, khu vực sân vườn. Đó chính là nơi các thành viên trong gia đình kết nối, gắn kết, quây quần bên nhau sau những giờ học và làm việc căng thẳng mệt mỏi.

4. Không gian chuyển tiếp: Như là hành lang, lối đi và cầu thang. Đây chính là không gian kết nối phòng khách và gian bếp lại với nhau.

5. Không gian ngoài trời: Sân vườn, ban công, sân thượng. Đó là những nơi có không khí tự nhiên và trong lành nhất thường được sử dụng dành riêng cho các hoạt động ngoài trời như ăn uống và vui chơi.

Không gian nhà ở dành cho chủ đầu tư tham khảo

Kết luận: Không gian nhà ở không chỉ là nơi để sống mà nó còn phản ánh phong cách sống, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của chủ đầu tư. Thiết kế không gian nhà ở phải hợp lí vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi thành viên trong gia đình.

Không gian nhà ở đóng vai trò rất quan trọng từ phong thủy đến mắt thẩm mỹ.

Dưới đây là một số tầm quan trọng nổi bật của không gian nhà ở mang lại:

1. Chức năng bảo vệ và an ninh

  • Bảo vệ: Cửa chính và cửa sổ giúp cho ngôi nhà tránh được các rào cản vật lý bên ngoài như thời tiết, tiếng ồn và bụi bẩn.
  • An ninh: Được trang bị hệ thống an ninh như khóa,, giúp bảo vệ ngôi nhà tránh khỏi trộm cắp.

2. Đón nhận ánh sáng

  • Ánh sáng tự nhiên: Từ cửa chính và cửa sổ giúp lấy được anh sáng tự nhiên, đem lại một không gian sáng sủa, thoáng đãng và tiết kiệm được năng lượng.
  • Điều tiết ánh sáng: Cửa chính và cửa sổ cần trang bị thêm rèm và màn che nhằm điều chỉnh mức độ sáng nhà cho phù hợp.

3. Thông gió

  • Thông gió: Thông qua cửa chính, cửa sổ và hệ thống thông gió giúp lưu thông không khí. Ngoài ra đảm bảo căn nhà sáng sủa, thoáng mát và loại bỏ được mùi khó chịu.

4. Giao kết giữa các không gian lại với nhau

  • Kết nối không gian: Thông qua các khu vực hành lang, ban công. Điều này giúp thuận tiện trong việc di chuyển và linh hoạt sử dụng không gian nhà ở một cách thoải mái.
  • Phân chia không gian nhà ở: Các cánh cửa có nhiều chức năng khác nhau, đảm bảo rằng tính riêng tư được bảo mật và tối ưu hóa công năng sử dụng khu vực đó.

5. Nâng cao tính thẩm mỹ

  • Thẩm mỹ kiến trúc: Thiết kế hài hòa và tổng thê kiến trúc nhà phải sang trọng và hiện đại.
  • Trang trí nội thất: Hao văn, màu sắc hài hòa với thiết kế.

6. Ý nghĩa về phong thủy

  • Cửa chính: Nơi đón ánh sáng và là nơi mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà. Nó chính là nơi hấp thụ năng lượng và ánh sáng tốt, có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần, tài lộc và hạnh phúc gia đình chủ đầu tư.
  • Cửa sổ: Nơi mà cân bằng năng lượng vào nhà. Tạo sự lưu thông và làm dịu các năng lượng tiêu cực tích tụ.

7. Sự riêng tư

  • Riêng tư: Cửa nhằm giảm thiểu sự can thiệp từ các yếu tố và tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến không gian nhà ở, duy trì được không gian riêng tư dành cho mỗi thành viên trong gia đình.
Không gian nhà ở sang trọng nhưng không kém phần hiện đại
Không gian nhà ở sang trọng nhưng không kém phần hiện đại

Lưu ý những điều kiêng kị trong không gian nhà

Các bố trí thiết kế và không gian nhà ở, có một vài điều nên kiêng kị tránh rủi ro không may mắn đến với chủ đầu tư.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho chủ đầu tư:

1. Cửa chính đối diện cửa sau hoặc cửa sổ lớn: Tránh các thiết kế như vậy, vì cửa sổ chính là nơi hấp thu năng lượng tốt. Vì cửa chính đối diện cửa sau hoặc cửa sổ lớn như vậy nguồn năng lượng sẽ bị giải tán, không còn năng lượng tốt nào động lại bên trong không gian nha ở.

2. Gương đối diện cửa ra vào: Vì điều này sẽ đẩy nguồn năng lượng tốt ra khỏi nhà, đống thời gây cảm giác bất an cho mọi thành viên trong gia đình.

3. Giường ngủ đối diện cửa phòng và nhà vệ sinh: Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bản thân sẻ cảm thấy khó chịu và ngủ không ngon giấc.

4. Phòng ngủ trên bếp hoặc nhà vệ sinh trên bếp: Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình.

5. Cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp: Bếp tượng trưng cho hạnh phúc của một gia đình, nhà vệ sinh mang nhiều âm khí nên sẽ gây mất cân bằng năng lượng. Gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở trong hạnh phúc nếu hai nguồn năng lượng này quá đối nghịch nhau.

6. Màu sắc phong thủy: Không nên sử dụng màu sắc quá tối hoặc quá sáng. Các gam màu sẽ quyết định trực tiếp đến tâm trạng và năng lượng của một ngôi nhà.

7. Cây cối trong nhà: Tránh việc đặt cây chết trong nhà, cây có gai và nhọn. Vì bên trong nó mang một nguồn năng lượng xấu, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình chủ đầu tư.

8. Ánh sáng yếu: Tránh không gian nhà ở quá tối thiếu ánh sáng tự nhiên. Vì điều đó sẽ làm không gian trở nên u ám, mù mịt và u buồn…Nó ảnh hưởng đến vận may, thu hút tài lộc và sức khỏe của các thành viên.

Không gian nhà ở theo phong cách hiện đại
Không gian nhà ở theo phong cách hiện đại

Kết luận: Chủ đầu tư muốn có một không gian nhà ở thoáng mát, thoáng đãng. Và đặc biệt là thu hút tài lôc, may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cần tránh những điều kiêng kị trên. Để ngôi nhà của mình thêm hạnh phúc và xum vầy bên các thành viên trong gia đình chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02866860029
Chat Chat